Một máy bơm năng lượng mặt trời được chỉ định và cài đặt chính xác có thể cung cấp dịch vụ lâu dài, ít hoặc không có sự cố và lợi tức đầu tư vô cùng tuyệt vời.
Hôm nay, chúng tôi muốn nói về 13 điểm mấu chốt để thiết lập hệ thống bơm năng lượng mặt trời mà bạn nên xem xét khi thực hiện đánh giá và thiết kế để có được hiệu quả và phù hợp nhất.
Sau khi có thông tin này, chúng ta có thể thảo luận các nhà cung cấp hệ thống/máy bơm năng lượng mặt trời để có được báo giá chính xác nhất.
Yêu cầu về nước
1. Nhu cầu nước hàng ngày là tiêu chí chính của một hệ thống bơm năng lượng mặt trời. Bạn sẽ cần máy bơm nước để phục vụ cho mục đích gì? – Ví dụ: Cung cấp nước trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước sinh hoạt…
2. Chi tiết nhu cầu nước hàng ngày của gia đình bạn – Ví dụ: Nước dự trữ cho chăn nuôi (gia súc, ngựa, cừu, heo…), nước sinh hoạt (nấu ăn, tắm, rửa chén, giặt đồ…), trồng trọt (tưới tiêu, pha trộn phun thuốc…).
3. Sự thay đổi nhu cầu theo tháng hoặc theo mùa trong năm: Nhu cầu sử dụng nước của gia đình bạn sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi theo từng mua trong năm. Mùa hè nóng nực, bạn có thể sử dụng nhiều nước hơn để sinh hoạt, tưới tiêu cho cây cối nhiều hơn…
Vị trí đặt hệ thống bơm năng lượng mặt trời
4. Lựa chọn những khu vực đặt máy bơm năng lượng mặt trời: Nên đặt máy bơm sao cho ống hút của nó ở vị trí cao hơn mặt đáy và cách xa thành giếng, bể… để tránh các va chạm khi thiết bị hoạt động.
5. Chọn vị trí đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời: Cách lắp đặt hiệu quả các tấm pin sử dụng trong hệ thống bơm điện mặt trời cũng như hệ thống điện năng lượng mặt trời. Chúng ta cần điều chỉnh hướng các tấm pin quay về phía mặt trời và chỉnh góc nghiêng một cách phù hợp để tối đa lượng ánh sáng mà chúng có thể hấp thụ được.
6. Chú ý đến yếu tố bóng râm: Tránh bất kỳ vật thể nào có thể tạo bóng râm trên bề mặt các tấm pin mặt trời, vì điều này có thể làm giảm sản lượng điện tạo ra của tấm pin đi đáng kể, cũng đồng nghĩa với việc hệ thống bơm PV sẽ không đủ nguồn điện để vận hành.
Nguồn nước:
7. Xác định các loại nguồn nước – Ví dụ: một con đập, nước sông, giếng khoan…
8. Xác định tốc độ phục hồi của nguồn nước: Những gì chúng ta thực sự cần biết là tổng lượng nước mà chúng ta có thể hút lên từ nguồn và bao lâu thì mực nước dâng lên lại.
9. Độ sâu của nguồn nước: Độ sâu của nguồn luôn thay đổi, tăng hoặc giảm. Vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, khi tuyết tan và lượng mưa dồi dào, mực nước sẽ dâng cao. Khi các loại cây ưa nước bắt đầu phát triển vào mùa xuân hoặc trong mùa hè khô, lúc này mực nước sẽ giảm.
10. Khoảng cách giữa mặt đất đến bề mặt nguồn nước: Điều này cho phép chúng ta có thể đo đạc lựa chọn đường ống nước với độ dài hợp lý, tránh thiếu hụt hoặc dư thừa tốn kém.
Điểm “giao” nước
11. Điểm “giao” nước là nơi nước sẽ được bơm đến – Ví dụ: Bể chứa, bơm trực tiếp lên máng cho gia súc uống, bơm trực tiếp tưới tiêu…
12. Độ cao thẳng đứng giữa máy bơm năng lượng mặt trời và điểm “giao” nước. Điều này đề cập đến đầu tĩnh, là khoảng cách (theo chiều thẳng đứng) mà nước sẽ được bơm lên. Trong một máy bơm chìm, nó sẽ là chênh lệch độ cao giữa máy bơm nước và điểm giao nước. Đối với máy bơm trên bề mặt đất, nó sẽ là chênh lệch độ cao giữa bề mặt nguồn nước với điểm giao nước.
13. Chiều dài của các đường ống máy bơm năng lượng mặt trời: Chúng ta cần tính toán và lắp đặt đường ống sao cho vừa vặn nhất, không quá dài vòng vo, vì điều này sẽ làm giảm áp lực khi bơm cũng như tăng sự ma sát bên trong đường ống sẽ làm tốn điện và nhanh hao mòn hệ thống bơm.
Thực hiện đánh giá chính xác trước khi lắp đặt là rất quan trọng để có một hệ thống bơm điện năng lượng mặt trời tốt nhất với trường hợp cụ thể của bạn. Nó đảm bảo hệ thống cung cấp đủ lượng nước cần thiết mà tiết kiệm năng lượng tối ưu.